8 Limbs of Yoga

Yoga đã được thực hành rộng rãi ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới với sự phát triển lên đến khoảng 300 triệu người (tính đến đầu năm 2022). Theo thống kê năm 2019, yoga là một trong 10 xu hướng thể thao hàng đầu trên thế giới.
Bạn có thể quen thuộc với các tư thế yoga (asana) hoặc kỹ thuật thở của yoga (pranayama) nhưng bạn có biết rằng yoga được xây dựng với mục đích như là một lối sống không? Và bạn có biết rằng các tư thế yoga mà bạn thực hành trong lớp thậm chí chỉ chiếm 5% nội dung biên soạn của người khởi xướng?
 
Sự ra đời của yoga ban đầu bắt nguồn từ kinh Veda (kinh Hindu cổ đại), có niên đại khoảng  5.000 năm. Kinh Veda được truyền từ giáo viên sang học sinh thông qua việc ghi nhớ hoàn hảo các câu thơ và bài thơ. Nhưng phải đến khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, một nhà hiền triết tên là Patanjali đã tập hợp và phác thảo ra Yoga Sutras, cuốn sách được coi là kim chỉ nam cho những người rèn luyện yoga. Theo Patanjali, Yoga bao gồm tám bước/tám chi (8 Limbs of Yoga) và tất cả đều quan trọng và có liên quan với nhau như các bộ phận của một tổng thể.
 
8 Limbs Of Yoga
 
 
Ý nghĩa thực sự của Yoga là sự kết nối và hòa hợp của cơ thể, tâm trí, linh hồn và năng lượng (union of body, mind, soul, and spirit). Yoga Sutras là một hướng dẫn thực hành tâm linh để đạt được sự kết hợp này.  Yoga Sutras bao gồm 196 câu dạy ngắn gọnsúc tích để dễ nhớ nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho người học tự trải nghiệm và có những lý giải cho riêng mình. Yoga Sutras được chia ra làm  4 chương, 8 khía cạnh của Yoga được đề cập ở chương 2. Tám khía cạnh này bao gồm:
 
  1. Yama: Những điều không nên làm  (5 điều) 
  • Ahimsa (Non violent) Không bạo lực
  • Satya (Truthfulness)  Không dối trá
  • Asteya (Non Stealing) Không trộm cắp
  • Brahmacharya (Not wasting energy) Không lãng phí năng lượng 
  • Aparigraha(Abstaining from greed) Không tham lam 
  1. Niyama: Những điều nên làm (5 điều) 
  • Shaucha (Purity) Sự sạch sẽ và tinh khiết về tâm trí
  • Santosha (Contentment): Hài lòng hoặc thoải mái chấp nhận những gì mình hiện có. Điều này giúp mang lại niềm vui và hạnh phúc từ bên trong.
  • Tapah (Discipline) Nghiêm túc rèn luyện bản thân
  • Svadhyaya (Self study and Reflection) Tự học, suy ngẫm và nhìn nhận bản thân
  • Ishvarapranidhana (Devotion, surrender to something greater than ourselves) Tận tâm và thuận theo những điều vĩ đại và tốt đẹp hơn chính chúng ta
  1. Asana: Thực hành các tư thế để làm cho cơ thể khỏe mạnh và thoải mái để chuẩn bị cho việc ngồi thiền lâu. 
  1. Pranayama: Kỹ thuật thở và kiểm soát hơi thở một cách có ý thức, làm cho hơi thở chậm rãi, tinh tế và hiệu quả hơn
  1. Pratyahara: Hướng các giác quan vào bên trong để khám phá thế giới nội tâm bên trong
  1. Dharana: Tập trung sự chú ý vào một điểm cụ thể mà không cần nỗ lực; rèn luyện tâm trí để thiền định.
  1. Dhyana: Thiền định được hoàn thiện
  1. Samadhi: Thiền định cao hơn, hấp thụ trong vô hạn, đạt trạng thái hợp nhất, giác ngộ. 
 
Điều rất quan trọng khi học 8 khía cạnh của Yoga là từ những lời dạy ngắn gọn này người học có những sự tự suy ngẫm và trải nghiệm cho bản thân. Những điều răn dạy này tuy có  nguồn gốc cổ đại nhưng tính ứng dụng thì không bao giờ lỗi thời. Nếu chỉ đọc qua thì chúng ta có thể thấy nó mang tính giáo điều và không liên quan đến cuộc sống của mình, ví dụ như không bạo lực, không trộm cắp… nhưng trong thực tế cuộc sống nếu suy ngẫm kỹ thì rất nhiều khi chúng ta mắc phải những sai lầm này. Ví dụ như, khi chúng ta nóng giận và không kiểm soát được cảm xúc bản thân mà nói to tiếng gây tổn thương cho người khác thì đã gây bạo lực về mặt tinh thần. Hay đôi khi chúng ta đến trễ cho một cuộc hẹn thì cũng có nghĩa là chúng ta đã lấy trộm thời gian của người đã chờ đợi mình. 
 
Tám khía cạnh của Yoga thường được những người rèn luyện yoga (yogi) coi là những hướng dẫn/nguyên tắc sống giúp cho con người có cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa, rõ ràng, và tràn đầy tự tin. Đây cũng là một quá trình rèn luyện giúp những yogi thay đổi bản thân từ cách ứng xử với môi trường bên ngoài, kết nối với bản thân, cảm nhận nội tâm bên trong và chuyển hóa nội tâm. Sự chuyển hóa nội tâm này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp sâu sắc đến cuộc sống của những người áp dụngrèn luyện theo những chỉ dẫn này. 
 

Tags


You may also like

Kundalini Yoga là gì?

Kundalini Yoga là gì?

Đăng ký nhận tin miễn phí!

>